Các phương pháp xử lý nước thải phổ biến nhất ngày nay
Hiện nay với nền kinh tế đi lên ở Việt nam thì các cụm công nghiệp, khu thương mại, chung cư được mọc lên rất nhiều. Bên cạnh đó là việc xử lý nước thải cho các công trình này là rất cần thiết. Chính vì điều này mà lần lượt nhiều doanh nghiệp chuyên về thiết kế hệ thống xử lý nước thải lần lượt ra đời trên thị trường. Điều này cũng một phần nào giúp các cụm công nghiệp giải quyết được vấn đề trước mắt là xử lý nước thải.
Về xử lý nước thải thì hiện có khá nhiều phương pháp hiện đại và tiên tiến, dưới đây là một vài phương pháp xử lý nước thải thông dụng nhất ngày nay.
1. Phương pháp trung hòa
Trung hòa nước thải được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
- Trộn lẫn nước thải với axit hoặc kiềm.-
- Bổ sung các tác nhân hóa học.
- Lọc nước axit qua vật liệu lọc có tác dụng trung hòa.
- Hấp thụ khí axit bằng chất kiềm hoặc hấp thụ amoniăc bằng nước axit.
Trong quá trình trung hòa một lượng bùn cặn được tạo thành. Lượng bùn này phụ thuộc vào nồng độ và thành phần của nước thải cũng như loại và lượng các tác nhân xử dụng cho quá trình.
2. Phương pháp oxy hóa và khử
Để làm sạch nước thải có thể dùng các chất oxy hóa như: Clo ở dạng khí và hóa lỏng, dioxyt clo, clorat canxi ,...
Trong việc oxy hóa, các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước thải. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn tác nhân hóa học, do đó quá trình oxy hóa học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp chất làm nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng những phương pháp khác.
Các phương pháp xử lý nước thải phổ biến nhất ngày nay |
Oxy hóa bằng Clo : Clo và các chất có chứa clo hoạt tính là chất oxy hóa thông dụng nhất. Người ta sử dụng chúng để tách H2S, hydrosunfit, các hợp chất chứa metylsunfit, phenol, xyanua ra khỏi nước thải.
Khi clo tác dụng với nước thải xảy ra phản ứng
Cl2 + H2O = HOCl + HCl
HOCl ↔ H+ + OCl-
Tổng clo, HOCl và OCl- được gọi là clo tự do hay clo hoạt tính.
Những nguồn cung cấp clo hoạt tính còn có clorat canxi (CaOCl2), hypoclorit, clorat, dioxyt clo, clorat canxi được nhận theo phản ứng
Ca(OH)2 + Cl2 = CaOCl2 + H2O
Lượng clo hoạt tính cần thiết cho một đơn vị thể tích nước thải là: 10 g/m3 đối với nước thải sau xử lý cơ học, 5 g/m3 sau xử lý sinh học hoàn toàn. Hơn nữa qua phương pháp này chúng ta còn có thể đánh giá tác động môi trường ĐTM với hệ thống xử lý nước thải mà các công trình đang sử dụng.
3. Phương pháp Ozon hóa
Ozon tác động mạnh mẽ với các chất khoáng và chất hữu cơ, oxy hóa bằng ozon cho phép đồng thời khử màu, khử mùi, tiệt trùng của nước. Sau quá trình ozon hóa số lượng vi khuẩn bị loại bỏ đến hơn 96%, ozon còn oxy hóa các hợp chất Nito, Photpho...
Có thể nói đây là các phương pháp xử lý nước thải phổ biến nhất ngày nay giúp chúng ta đánh giá tác động môi trường ĐTM một cách trực quan nhất, và còn có thể giúp các công trình lớn như : khu công nghiệp, thương mại giải quyết được vấn đề về nước thải một cách an toàn chất lượng nhất.